V-League – Giải bóng đá số một Việt Nam

V-League hay còn có tên gọi khác là giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam do Công ty VPF điều hành. Giải đấu được ra mắt vào năm 1980 với tên gọi là giải bóng đá A1 toàn quốc. Đội bóng đầu tiên vô địch giải đấu số 1 nước ta là Tổng cục đường sắt. Trong xuyên suốt 40 mùa giải diễn ra, giải đấu đã có 6 tên gọi khác nhau và 3 lần thay đổi thể thức. Hà Nội và Thể Công (nay là Viettel) chính là 2 cái tên thành công nhất với 6 chức vô địch. Vậy giải đấu V-League còn điều gì đặc biệt? Hãy cùng 7mcn.today lạm bàn qua bài viết dưới đây nhé!

Lịch sử hình thành của giải đấu V-League

Lịch sử hình thành của giải đấu V-League

Lịch sử hình thành của giải đấu V-League

Năm 1955, hệ thống bóng đá Việt Nam bắt đầu được hình thành với nền tảng giải Hòa Bình. Sau đó 1 năm, giải được đổi tên thành Giải hạng A miền Bắc, phân làm hai hạng A và B. Bất chấp chiến tranh, giải đấu vẫn được liên tục diễn ra cho thấy sự yêu mến bóng đá của người dân Việt Nam.

Sau khi đất nước thống nhất, hệ thống giải bóng đá Việt Nam được tổ chức vào năm 1976 với các khu vực, cụ thể là miền Bắc với giải Hồng Hà, miền Trung với giải Trường Sơn và miền Nam với giải Cửu Long. Các khu vực sẽ thi đấu để chọn nhà vô địch góp mặt tại Vòng chung kết tại Hà Nội. Thời điểm ấy, có tổng cộng 40 đội tham dự ở hạng đấu cao nhất.

Đến năm 1990, giải đổi tên thành Giải bóng đá vô địch các đội mạnh toàn quốc với sự góp mặt của 18 CLB. Tuy nhiên những bất cập trong thể thức đã khiến giải đấu nhận về hàng loạt những chỉ trích.

Dấu mốc đánh dấu sự chuyên nghiệp là vào mùa giải 2000/21, giải đấu đổi tên thành V-League với sự cho phép cầu thủ nước ngoài và nhập tịch tham gia thi đấu. Tuy nhiên những vụ lùm xùm của VFF với việc đăng cai tổ chức giải đấu đã khiến đội bóng thành viên bất bình. Vì vậy đến năm 2012, Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) được chính thức thành lập và quản lý các trận đấu cho đến ngày nay.

Quy định cho phép các cầu thủ ngoại thi đấu

Quy định cho phép các cầu thủ ngoại thi đấu 

Quy định cho phép các cầu thủ ngoại thi đấu

Kể từ năm 2000/01, giải đấu chính thức cho phép các cầu thủ nước ngoài và nhập tịch thi đấu. Hiện nay, mỗi CLB được cho phép đăng ký 3 cầu thủ ngoại, trong đó có 1 cầu thủ nhập tịch gốc Việt Nam được xem là cầu thủ nội. Đối với các đấu trường châu lục, đội bóng sẽ được cho phép nhập tịch thêm một cầu thủ châu Á.

Kể từ năm 2023, các đội đã được đăng ký thêm một cầu thủ Việt kiều chưa có quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên, suất cầu thủ này không ảnh hưởng đến số ngoại binh mà đội bóng đang có.

>>> Xem thêm: Bảng xếp hạng bóng đá

Các đội bóng vô địch nhiều nhất V-League

Hai CLB có 3 lần vô địch V-League lần lượt là Sông Lam Nghệ An và SHB Đà Nẵng. Đội bóng xứ Nghệ từng sở hữu lứa thế hệ vàng và tạo ra sự thống trị trong thập niên 2000. Sau đó, đội bóng sông Hàn với hàng loạt sự đầu tư đã lên ngôi vô địch vào các năm 2009 và 2012.

CLB Hồ Chí Minh và Bình Dương được xem là hai thế lực hùng mạnh của bóng đá phía Nam. Đặc biệt nhất là đội bóng Bình Dương, khi họ chỉ dần nổi lên trong giai đoạn từ 2007-2015 nhưng đã thiết lập hàng loạt kỷ lục ấn tượng. Trong đó có 2 lần lên ngôi vào các năm 2014 và 2015 với những ngôi sao sáng giá.

Hà Nội và Thể Công (Viettel) đang nắm giữ kỷ lục vô địch V-League với 6 lần lên ngôi. Thể Công được xem là thế lực bóng đá hùng mạnh sau giai đoạn giải phóng. Trong quãng thời gian này, họ đã 5 lần lên ngôi vô địch và khiến mọi đối thủ tại Việt Nam phải e sợ. Tuy nhiên họ rơi vào cuộc khủng hoảng gần 2 thập kỷ, trước khi đổi tên thành Viettel và có được chức vô địch vào năm 2020.

CLB Hà Nội FC được xem là ngọn hải đăng của bóng đá Việt Nam trong sân chơi quốc nội và khu vực. Trong đó có dấu mốc 6 chức vô địch và gần nhất là xưng vương vào năm 2022, Hà Nội FC vẫn đang cho thấy đường lối đúng đắn và chuyên nghiệp hóa trong bóng đá.

Các đội bóng vô địch nhiều nhất V-League 

Các đội bóng vô địch nhiều nhất V-League

Căn bệnh dàn xếp tỷ số

Trong xuyên suốt lịch sử V-League, hiện tượng dàn xếp tỷ số đã trở thành vấn đề gây đau đầu và xuất hiện một số liên minh các CLB với nhau. Bên cạnh căn bệnh cho điểm, các đội bóng liên minh còn thường tập chung hạ bệ các ứng cử viên vô địch. Nhiều trận đấu diễn ra với tốc độ bất thường, khiến cho người hâm mộ không khỏi bức xúc.

Mặc dù BTC đã nhiều lần đưa ra các biện pháp xử lý, xử phạt cũng như trừ điểm, nhưng dấu hiệu tiêu cực tại V-League vẫn đang diễn ra. Điều này khiến cho giải đấu số một Việt Nam không thể thoát khỏi cái bóng ao làng đã tồn tại từ khi giải phóng đến giờ.

Tạm kết

Mặc dù vẫn còn rất nhiều hiện trạng đáng thất vọng, nhưng V-League vẫn từng bước xây dựng một giải đấu chuyên nghiệp và trên hết là sự công bằng cho các đội bóng tham dự. Hãy đồng hành với 7mcn.today để tìm hiểu thêm thật nhiều thông tin bóng đá hấp dẫn.

>>> Xem thêm: AFC Asian Cup – Giải đấu tìm ra nhà vô địch số một châu Á